Thuốc đông trùng hạ thảo chữa bệnh gì?

Đông trùng hạ thảo còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một vị thuốc quý được cả đông tây y ứng dụng chữa nhiều loại bệnh cũng như bồi bổ sức khỏe. Bài viết này sẽ giới thiệu tác dụng chữa bệnh của đông trùng hạ thảo được tổng hợp bởi giáo sư Nguyễn Lân Dũng và cùng với là giới thiệu một số sản phẩm đông trùng hạ thảo được ưa chuộng và đánh giá cao trên thị trường mà chúng ta có thể tìm mua.

 Thảo dược đông trùng hạ thảo là gì? Đông trùng hạ thảo còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, sâu non chui xuống chỗ đất mềm ngủ đông, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng, làm con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Vì mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ nên vị thuốc này có tên là thảo dược đông trùng hạ thảo. Thảo dược đông trùng hạ thảo

 Vì sao đông trùng hạ thảo được gọi là thần dược? Vì sao đông trùng hạ thảo được coi như một trong những vị thuốc nổi tiếng khắp thế giới?. Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi đông trùng hạ thảo là vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết  hoá đàm” , “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn”. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống đông trùng hạ thảo an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên  45g/1kg thể trọng. 3. Đông trùng hạ thảo chữa bệnh gì?

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tổng hợp kết quả các nghiên cứu y học và dược học của các nhà khoa học trên thế giới chứng minh tác dụng của đông trùng hạ thảo như sau:

– Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A.

– Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu.

– Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận

– Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp

– Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim

– Giữ ổn định nhịp đập của tim

– Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu

– Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu

– Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch

– Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản.

– Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm

– Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể

– Hạn chế bệnh tật của tuổi già

– Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể

– Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể

– Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể

– hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể

– Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh

– Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu

– Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.

– Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone).

– Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng

– Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao

– Kháng viêm và tiêu viêm

– Có tác dụng cường dương và chống liệt dương